Trao đổi với Phóng viên, TS. Dương Thăng Long - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội - cho biết dù áp dụng bất cứ công nghệ hay hình thức giảng dạy nào, nội dung phù hợp vẫn là yếu tố then chốt.

Trường ĐH Mở Hà Nội cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng E-Learning cả nước khi hiện có khoảng 20.000 sinh viên theo học các chương trình hoàn toàn giảng dạy trực tuyến.

"Không thể đưa các giáo án, cách giảng bài truyền thống lên môi trường mạng là thành giảng dạy trực tuyến. Như thế không thể tạo được hiệu quả" - Ông Dương Thăng Long cho hay.

Nhiều cấp độ E-Learning

* E-Learning là gì, ông có thể định nghĩa một cách ngắn gọn cách dạy và học này?

- E-Learning nói chung là một hình thức thông qua nền tảng Internet đưa công nghệ vào hoạt động tổ chức dạy học. Có thể phân E-Learning thành nhiều cấp độ. Đơn giản nhất là đăng tải các bài tập, bài giảng lên một hệ thống giúp sinh viên tiếp cận. 

Cao hơn, E-Learning là công nghệ cho phép giảng viên tương tác trực tuyến với sinh viên nhưng không cần hình ảnh, như các ứng dụng hộp thoại "chat" hay công cụ hỏi đáp trực tuyến. 

Cuối cùng là hệ thống hỗ trợ tương tác trực tuyến có hình ảnh như trong các hội nghị truyền hình nhưng phức tạp hơn khi phải kết nối một điểm đầu với rất nhiều điểm cuối.

* Như vậy phải chăng công nghệ đóng vai trò tiên quyết trong việc áp dụng E-Learning, thưa ông?

- Đúng là khi triển khai E-Learning đòi hỏi công nghệ đủ mạnh. Tuy nhiên, như đã nói, E-Learning có nhiều cấp độ ứng dụng mà hiện nay gần như tất cả các trường đều có khả năng thực hiện, chẳng hạn như đăng tải các bài tập, bài giảng hay những hỗ trợ không cần đồng bộ về mặt thời gian. Khi điều kiện đầy đủ, các trường có thể tiếp tục áp dụng những công nghệ tiến bộ hơn.

Riêng trường chúng tôi đã có 26 năm nghiên cứu và thực hiện E-Learning nên hiện tại gần như tất cả công nghệ chúng tôi đều có thể đáp ứng. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu thêm việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ người thầy khi giảng dạy trực tuyến, chẳng hạn giúp quản lý người học, đo lường cảm xúc, sự tập trung, độ hài lòng của học viên...

Xu thế tất yếu

* Phải chăng việc dạy và học theo phương pháp E-Learning ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ?

- Theo góc nhìn của tôi, hiện tại các trường trên cả nước dù ít dù nhiều cũng đã đưa các hoạt động E-Learning vào giảng dạy, tùy theo khả năng của mình. Chẳng hạn như Trường ĐH Mở Hà Nội đã triển khai và nghiên cứu trong rất nhiều năm nay, nhưng cũng có nhiều trường chỉ mới manh nha trong thời gian gầy đây. 

Dẫu vậy, việc đưa E-Learning vào dạy học là một yêu cầu khách quan khi công nghệ phát triển, nhu cầu người học tăng lên và nhất là phòng những khi gặp sự cố như dịch corona.

Bộ GD-ĐT đã đưa ra quy chế đào tạo từ xa (thông tư 10/2017/TT-BGDĐT), mở đường cho việc đào tạo hoàn toàn bằng phương pháp trực tuyến. Hay gần đây, bộ đã có dự thảo thông tư về quy định và tiêu chuẩn đưa E-Learning vào chương trình chính quy, trong đó quy định bắt buộc các trường dành một phần tỉ lệ nhất định cho phương pháp này bên cạnh cách dạy truyền thống.

* Từ kinh nghiệm của Trường ĐH Mở Hà Nội, theo ông, cần gì để áp dụng E-Learning có hiệu quả nhất?

- Theo tôi, quan trọng nhất khi dạy học trực tuyến là phải có nội dung phù hợp với hình thức này, giống như giáo viên, giảng viên khi lên lớp là phải có giáo án, có bài giảng. Nội dung có thể được truyền tải dưới các dạng đơn giảng như slide bài giảng online, nhưng để dạy học hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn thế: cần đưa thêm nhiều yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video cùng công nghệ hiện đại. 

Tiếp đó mới là con người, cần hỗ trợ các giảng viên, chuyên gia thông qua những chương trình tập huấn giúp có thêm những cách giảng dạy mới. Ngoài ra, các trường ĐH có thể liên kết và giúp đỡ nhau trong việc xây dựng các nền tảng cho E-Learning để phát triển nhanh hơn.

E dè bằng cấp online?

Trong đề tài Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-Learning) trong giáo dục ĐH và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng: Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam", nhóm nghiên cứu Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết thị trường E-Learning Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia không dưới 2 tỉ USD và có tốc độ tăng trưởng 40%, trong đó phần lớn tập trung vào luyện thi, luyện ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.

Theo nhóm nghiên cứu, những thách thức cho việc phát triển E-Learning tại Việt Nam ngoài công nghệ, kinh phí còn có yếu tố về văn hóa. Chẳng hạn, tâm lý đánh giá thấp bằng cấp từ đào tạo từ xa và trực tuyến của nhà tuyển dụng và người học làm hạn chế khả năng thu hút người học. Ngoài ra, nhiều người vẫn còn nghi ngại chất lượng của hình thức giảng dạy trực tuyến so với dạy học truyền thống.

Trường tôi tổ chức dạy học qua website

Website của Trường THPT Lộc Phát (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) mỗi ngày có hơn 3.000 lượt truy cập của thầy, trò và phụ huynh. Đây là ưu thế khi trường hướng dẫn học sinh tự học.

Ngay sau khi nhận thông báo học sinh được kéo dài thời gian nghỉ học tạm thời đến ngày 16-2, ban giám hiệu trường hội ý, thông tin đến tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán họp vào sáng 8-2 nhằm thống nhất nội dung và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học online.

Trao đổi với Phóng viên, TS Dương Thăng Long - phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội - cho biết dù áp dụng bất cứ công nghệ hay hình thức giảng dạy nào, nội dung phù hợp vẫn là yếu tố then chốt.

Trường ĐH Mở Hà Nội cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng E-Learning cả nước khi hiện có khoảng 20.000 sinh viên theo học các chương trình hoàn toàn giảng dạy trực tuyến.

"Không thể đưa các giáo án, cách giảng bài truyền thống lên môi trường mạng là thành giảng dạy trực tuyến. Như thế không thể tạo được hiệu quả" - Ông Dương Thăng Long cho hay.

Nhiều cấp độ E-Learning

* E-Learning là gì, ông có thể định nghĩa một cách ngắn gọn cách dạy và học này?

- E-Learning nói chung là một hình thức thông qua nền tảng Internet đưa công nghệ vào hoạt động tổ chức dạy học. Có thể phân E-Learning thành nhiều cấp độ. Đơn giản nhất là đăng tải các bài tập, bài giảng lên một hệ thống giúp sinh viên tiếp cận. 

Cao hơn, E-Learning là công nghệ cho phép giảng viên tương tác trực tuyến với sinh viên nhưng không cần hình ảnh, như các ứng dụng hộp thoại "chat" hay công cụ hỏi đáp trực tuyến. 

Cuối cùng là hệ thống hỗ trợ tương tác trực tuyến có hình ảnh như trong các hội nghị truyền hình nhưng phức tạp hơn khi phải kết nối một điểm đầu với rất nhiều điểm cuối.

* Như vậy phải chăng công nghệ đóng vai trò tiên quyết trong việc áp dụng E-Learning, thưa ông?

- Đúng là khi triển khai E-Learning đòi hỏi công nghệ đủ mạnh. Tuy nhiên, như đã nói, E-Learning có nhiều cấp độ ứng dụng mà hiện nay gần như tất cả các trường đều có khả năng thực hiện, chẳng hạn như đăng tải các bài tập, bài giảng hay những hỗ trợ không cần đồng bộ về mặt thời gian. Khi điều kiện đầy đủ, các trường có thể tiếp tục áp dụng những công nghệ tiến bộ hơn.

Riêng trường chúng tôi đã có 26 năm nghiên cứu và thực hiện E-Learning nên hiện tại gần như tất cả công nghệ chúng tôi đều có thể đáp ứng. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu thêm việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ người thầy khi giảng dạy trực tuyến, chẳng hạn giúp quản lý người học, đo lường cảm xúc, sự tập trung, độ hài lòng của học viên...

Xu thế tất yếu

* Phải chăng việc dạy và học theo phương pháp E-Learning ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ?

- Theo góc nhìn của tôi, hiện tại các trường trên cả nước dù ít dù nhiều cũng đã đưa các hoạt động E-Learning vào giảng dạy, tùy theo khả năng của mình. Chẳng hạn như Trường ĐH Mở Hà Nội đã triển khai và nghiên cứu trong rất nhiều năm nay, nhưng cũng có nhiều trường chỉ mới manh nha trong thời gian gầy đây. 

Dẫu vậy, việc đưa E-Learning vào dạy học là một yêu cầu khách quan khi công nghệ phát triển, nhu cầu người học tăng lên và nhất là phòng những khi gặp sự cố như dịch corona.

Bộ GD-ĐT đã đưa ra quy chế đào tạo từ xa (thông tư 10/2017/TT-BGDĐT), mở đường cho việc đào tạo hoàn toàn bằng phương pháp trực tuyến. Hay gần đây, bộ đã có dự thảo thông tư về quy định và tiêu chuẩn đưa E-Learning vào chương trình chính quy, trong đó quy định bắt buộc các trường dành một phần tỉ lệ nhất định cho phương pháp này bên cạnh cách dạy truyền thống.

* Từ kinh nghiệm của Trường ĐH Mở Hà Nội, theo ông, cần gì để áp dụng E-Learning có hiệu quả nhất?

- Theo tôi, quan trọng nhất khi dạy học trực tuyến là phải có nội dung phù hợp với hình thức này, giống như giáo viên, giảng viên khi lên lớp là phải có giáo án, có bài giảng. Nội dung có thể được truyền tải dưới các dạng đơn giảng như slide bài giảng online, nhưng để dạy học hiệu quả đòi hỏi nhiều hơn thế: cần đưa thêm nhiều yếu tố đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video cùng công nghệ hiện đại. 

Tiếp đó mới là con người, cần hỗ trợ các giảng viên, chuyên gia thông qua những chương trình tập huấn giúp có thêm những cách giảng dạy mới. Ngoài ra, các trường ĐH có thể liên kết và giúp đỡ nhau trong việc xây dựng các nền tảng cho E-Learning để phát triển nhanh hơn.

E dè bằng cấp online?

Trong đề tài Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-Learning) trong giáo dục ĐH và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng: Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam", nhóm nghiên cứu Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết thị trường E-Learning Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia không dưới 2 tỉ USD và có tốc độ tăng trưởng 40%, trong đó phần lớn tập trung vào luyện thi, luyện ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.

Theo nhóm nghiên cứu, những thách thức cho việc phát triển E-Learning tại Việt Nam ngoài công nghệ, kinh phí còn có yếu tố về văn hóa. Chẳng hạn, tâm lý đánh giá thấp bằng cấp từ đào tạo từ xa và trực tuyến của nhà tuyển dụng và người học làm hạn chế khả năng thu hút người học. Ngoài ra, nhiều người vẫn còn nghi ngại chất lượng của hình thức giảng dạy trực tuyến so với dạy học truyền thống.

Trường tôi tổ chức dạy học qua website

Website của Trường THPT Lộc Phát (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) mỗi ngày có hơn 3.000 lượt truy cập của thầy, trò và phụ huynh. Đây là ưu thế khi trường hướng dẫn học sinh tự học.

Ngay sau khi nhận thông báo học sinh được kéo dài thời gian nghỉ học tạm thời đến ngày 16-2, ban giám hiệu trường hội ý, thông tin đến tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán họp vào sáng 8-2 nhằm thống nhất nội dung và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học online.

PV