Vấn đề giáo viên (GV) phải được giải quyết theo kế hoạch hóa ở cấp quốc gia vì vậy hoạt động BD GV phải được quản lý từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, trường học.

Trong các cấp quản lý đó, cấp Trung ương có vai trò đề xuất chủ trương, hoạch định chính sách, chiến lược, kiểm tra đánh giá. Các cấp tỉnh, huyện là cấp trung gian. Cấp trường học là cấp quản lý thao tác - cấp "đốc công". Nếu lấy hoạt động nghiên cứu bài học là đơn vị hành động BD tích hợp được nhiều mục đích, nhiều nội dung, phương pháp BD thì cần có giải pháp kiện toàn năng lực hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và xây dựng GV cốt cán môn học. Đơn vị trường học sẽ là nơi nghiên cứu đề xuất nhu cầu BD, nội dung, phương pháp BD, tổ chức BD, đánh giá hiệu quả BD dựa trên chuyển biến người học.

1. Các cơ quan Bộ

1) Bộ GD& ĐT, mà đại diện là Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục, Vụ GD Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Mầm non

2) Sở GD& ĐT của từng tỉnh thành

3) Phòng GD&ĐT của các quận/huyện

4) Ban giám hiệu trường phổ thông

Công tác quản lý, chỉ đạo

Về phía Bộ GD&ĐT

- Ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai, sơ kết, tổng kết công tác BD, bao gồm các văn bản sau:

+ Chỉ thị về việc BD nhà giáo và Cán bộ quản lý GD hàng năm.

+ Quyết định về việc ban hành chương trình khung BD

+ Quyết định về việc ban hành Quy chế BD.

+ Công văn về tài liệu BD.

Mặt khác, Bộ GD& ĐT chỉ đạoviệc biên soạn tài liệu BD; tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai công tác BD.

- Bộ GD& ĐT tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát công tác BD, hướng dẫn những vấn đề cần điều chỉnh.

Về phía các Sở GD&ĐT địa phương

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo BD cho từng cấp học, hướng dẫn các Phòng GD-ĐT thành lập Ban chỉ đạo BD để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo/giám sát việc thực hiện kế hoạch BD cho GV&CBQLGD.

Về phía các phòng GD&ĐT, thành lập Ban chỉ đạo/ Ban chuyên môn BDTX để chỉ đạo và giám sát việc tổ chức thực hiện việc BD cho GV các trường thuộc Phòng GD&ĐT quản lý.

Về phía các trường phổ thông, với tư cách là một cấp quản lý: thành lập Ban quản lý chỉ đạo từng chương trình BD để hỗ trợ tổ chức triển khai BD cho GV tại trường mình.

Nhìn chung, tại mỗi cấp quản lý GD (Bộ/Sở/Phòng) có một số bước chung trong quản lý chỉ đạo:

+ Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo công tác BD

+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện

+ Bước 3: Thành lập nhóm hướng dẫn viên để giải đáp thắc mắc cho người học trong quá trình BD.

- Bước 4: Tổ chức Hội nghị triển khai công tác BD, theo các nội dung:

+ Phổ biến quy chế BD

+ Chương trình BD và các yêu cầu học viên cần đạt được.

+ Phương thức tổ chức BD học tập cho học viên.

+ Các điều kiện cần thiết để triển khai BD.

- Bước 5: Triển khai tổ chức hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch BD sao cho phù hợp đối với nhiệm vụ của từng cấp quản lý.

- Bước 6: Tổ chức giám sát/kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BD .

2. Các cơ sở đào tạo GV, CBQL tham gia BD

Đào tạo GV ban đầu và đào tạo, BD tiếp nối là hai giai đoạn của một quá trình có lôgic chặt chẽ nên các cơ sở đào tạo GV phải có vai trò quan trọng trong BD GV. Nếu như từ lâu nay các trường sư phạm chỉ đóng vai trò biên soạn tài liệu, chương trình BD, trực tiếp làm báo cáo viên cho các khóa BD thì nay cần phải là chủ thể tổ chức nghiên cứu đánh giá năng lực GV, nhu cầu phát triển nghề nghiệp cùng với các địa phương, các trường học. Các cơ sở đào tạo GV phải xem phát triển chương trình BD GV, CBQLGD là một nhiệm vụ mang tính chiến lược cho sự phát triển của chính nhà trường và nòng cốt thực hiện BD. Cơ sở đào tạo GVlàm chủ công trong hoạt động BD chính là cơ hội, là phương thức gắn đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, gắn cơ sở đào tạo với nhà sử dụng và qua đó thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục.

Kiện toàn hệ thống đào tạo GV để tạo thành mạng lưới có tính chất một hệ thống chức năng. Hệ thống đó được thiết lập sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: phối hợp nghiên cứu, giải quyết những vấn đề phát triển giáo dục các cấp học, đào tạo, BD GV, CBQLGD. Trong hoạt động BD, hệ thống đó phối hợp đánh giá chất lượng đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp, từ đó đề xuất nội dung BD; Lập kế hoạch, xác định phương thức BD, chuẩn bị đội ngũ GV giảng viên cốt cán thực hiện hướng dẫn, tổ chức các hoạt động BD theo một hệ thống phân cấp từ Trung ương đến các Sở, các trường học; Tổ chức biên soạn tài liệu BD; Mạng lưới các trường sư phạm tạo ra các trung tâm vùng miền làm nòng cốt triển khai các hoạt động BD vừa thực hiện BD theo yêu cầu chung của ngành, vừa BD nội dung theo nhu cầu của địa phương, vùng miền.

Các cơ sở đào tạo GV và CBQLGD tham gia BD cần tập trung vào một số nhiệm vụ:

1) Nghiên cứu dự báo: Nhu cầu BD, những điểm mạnh, hạn chế của GV trong lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, động lực phấn đấu phát triển năng lực nghề nghiệp,... xu thế phát triển xã hội nói chung, phát triển giáo dục nói riêng để từ đó xây dựng nội dung BD thiết thực.

2) Xây dựng kế hoạch BD; Phát triển chương trình BD dựa trên chương trình khung của Bộ GD-ĐT, chuẩn bị/biên soạn tài liệu BD cần thiết (được Hội đồng khoa học thẩm định), xuất phát từ nhu cầu thực tế của các trường phổ thông.

3) Chuẩn bị nguồn nhân lực cho công tác quản lý và triển khai chương trình BD (theo các quy chuẩn quy định trong Luật giáo dục), gồm giảng viên trong các cơ sở đào tạo GV, CNQLGD và GV giỏi các cấp/bậc học. Trong đó, chú trọng xây dựng nguồn lực lâu dài là GV cốt cán của từng đơn vị, trường học,

4) Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác tổ chức BD (từ khâu chuẩn bị, triển khai, tổng kết), giám sát, đánh giá kết quả.

5) Triển khai BD, phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông (Trường phổ thông là thực địa cho quá trình BD).

6) Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học, chuyên đề: nâng cao chất lượng BD về chuyên môn, cách thức tổ chức BD, sự phối hợp giữa các bên, đặc biệt là tạo sự gắn kết giữa cơ sở BD với các trường phổ thông.

3. Các trường phổ thông - với tư cách là nơi sử dụng những "sản phẩm" từ các chương trình BD

Với tư cách vừa là đơn vị quản lý trực tiếp GV, vừa là nơi sử dụng sản phẩm BD, quan hệ của trường phổ thông với các cấp quản lý giáo dục là quan hệ dọc trong hệ thống quản lý có sự phân cấp hết sức rõ ràng. Nhưng với các cơ sở đào tạo GV, CBQL là quan hệ "cung - cầu", là quan hệ cộng tác, đối tác. Mối quan hệ này giữ vai trò điều tiết, tạo ra sự phù hợp giữa BD và nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu quả về mọi mặt và tạo ra chất lượng của hai bên. Kết quả của quá trình BD do cả cơ sở đào tạo GV, CBQL và trường phổ thông thực hiện, vừa đan xen, vừa kế tiếp nhau.

Các hoạt động của trường phổ thông tham gia vào quá trình BDGV:

- Cung cấp cho các cấp quản lý, các cơ sở đào tạo GV, CBQL những thông tin cần thiết về tình hình thực tế GD của nhà trường, năng lực GV và CBQL;

- Tham gia thẩm định các chương trình, tài liệu BD.

- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, triển khai các chương trình BD.

- Phối hợp triển khai các nội dung thực hành chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tạo điều kiện cho các GV, CBQL tham gia các chương trình BD của nhà trường cũng như các chương trình BDTX.

- Cử GV giỏi, GV cốt cán tham gia BD, có cơ chế chính sách khen thưởng với những cán bộ, GV có nhiều thành tích đóng góp cho công tác BD.

- Khuyến khích GV tự BD dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện những tiết dạy, tổ chức những hoạt động tập thể, triển khai những ý tưởng mới để làm phong phú đời sống nhà trường theo hướng vận dụng và thử nghiệm những sáng kiến và kinh nghiệm mới.

-  Phối hợp với các cơ sở BD GV, CBQL trong công tác chuẩn bị, triển khai, giám sát và đánh giá các chương trình BD.

-  Tư vấn cho các cơ sở BD điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức BD (nếu thấy có điểm bất hợp lý)

-  Tham gia đánh giá chất lượng BD.

GS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS. Nguyễn Thị Ban - GĐ Trung tâm hợp tác đào tạo và bồi dưỡng, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội