Từ nguyện vọng thực tế của người đứng lớp
Trước
yêu cầu nâng chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới và
lộ trình đổi mới giáo dục đào tạo, đội ngũ những người đứng trên bục giảng
trông đợi và dành nhiều kỳ vọng vào hình thức bồi dưỡng, tập huấn với nhiều đổi
mới.
Cô
giáo Lê Thị Thanh Huyền (trường Tiểu học Thụy Lâm A, Đông Anh, Hà Nội) cho
biết, công tác tập huấn - bồi dưỡng trước đây có giá trị nhất định nhưng thực
tế không đáp ứng hết nhu cầu từng cá nhân. Theo cô, giáo viên không những cần
được nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu mới
mà còn cần được hướng dẫn cách xử lý nhiều tình huống sư phạm. Sự chia sẻ
từ các chuyên gia, giáo viên nhiều kinh nghiệm sẽ giúp ích nhiều cho người học
bằng việc chia sẻ nội dung cụ thể, cách làm cụ thể, giúp giáo viên thực hành
ngay trên lớp.
Cô
Cao Mỹ Huyền (Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP HCM) cho rằng, hình thức bồi
dưỡng nên đa dạng, giúp học viên có thể học bất cứ đâu. Cô có nguyện vọng được
tự chọn nội dung, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghề giáo hay công tác
quản trị nhà trường.
Đề
cao vai trò tự học hỏi, cô Lê Thị Tuyền (Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP
HCM) đã tự tìm tài liệu học, dần thay đổi phương pháp dạy học. Cô nhận thấy
cách làm này hiệu quả, giúp học sinh học nhẹ nhàng, hứng thú hơn. Tuy nhiên,
hình thức kiểm tra đánh giá chưa đổi nên hiệu quả cuối cùng chưa đạt được.
Cô
Tuyền đặt nhiều kỳ vọng ở chương trình bồi dưỡng thường xuyên ngay tại chỗ bằng
nguồn học liệu mở trên nền tảng công nghệ thông tin. Cô đề xuất, nên có
một kênh, trang online để mọi giáo viên, cán bộ quản lý vào học, và có hình
thức kiểm tra đánh giá xem giáo viên có thực hiện theo chỉ đạo đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học hay không. Cũng nên có trang web chuyên về nội dung
đổi mới với danh sách cụ thể cho giáo viên từng trường. Từng cá nhân phải ghi
chú lại những đổi mới mình thực hiện được, kèm minh chứng.
Cô
Lê Thị Thanh Huyền cho rằng, các phòng giáo dục, ban giám hiệu các trường cần
có chỉ đạo cụ thể về việc triển khai, hướng giáo viên tới việc tự bồi dưỡng qua
hệ thống công nghệ thông tin, phải có đánh giá qua các bài kiểm tra trực tuyến,
có đối chiếu và kiểm chứng đối với từng cá nhân. Các giáo viên cần có tài khoản
tham gia bồi dưỡng. Kết quả đạt được sau bồi dưỡng cần kèm theo đánh giá thực
tế, có như vậy mới tránh trường hợp làm hộ và sao chép lẫn nhau.
Công nghệ thông tin giúp bồi dưỡng giáo viên mọi lúc
mọi nơi
Để
phát huy hiệu quả, các chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý phải
đáp ứng cầu thực sự của mỗi người học. "Chương trình Phát triển các trường
sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục" (ETEP) cung cấp mạng lưới hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục tự bồi dưỡng mọi lúc mọi nơi.
Thông
qua hệ thống hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến (LMS-TEMIS), bằng nguồn học
liệu mở và mạng lưới hỗ trợ người học (gồm chuyên gia giáo dục và đội ngũ cốt
cán), chương trình ETEP giúp bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo thường xuyên, liên tục
và ngay tại chỗ.
Tiến
sĩ Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc Chương trình ETEP, khái quát, người học chủ động
được cả không gian và thời gian học tập thay vì mất thời gian đến lớp. Mạng
lưới gồm đội ngũ chuyên gia từ 8 trường sư phạm, học viện tham gia ETEP và đội
ngũ cốt cán tại 63 tỉnh thành sẽ liên tục hỗ trợ người học.
Hệ
thống tự học tập LMS-TEMIS cho phép giáo viên tự đưa nhu cầu bồi dưỡng của cá
nhân lên hệ thống và tìm những nội dung cần học. Học viên không chỉ được bồi
dưỡng bằng nguồn học liệu mở mà còn được đánh giá, cấp chứng chỉ.
Tiến
sĩ Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ: "ETEP đưa ra phương thức bồi dưỡng tiện ích,
đáp ứng nhu cầu cho người cần nâng cấp năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp thời cách mạng công nghiệp 4.0".
Theo Gia Nguyên (VnExpess)