Giải bài toán bồi dưỡng
Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp, quản lý nhà trường, từ đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, đến chương trình tiến bộ vì sự phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh thì đều sống trong thử thách.
Và thử thách phát triển chuyên môn cho
giáo viên là thử thách khó khăn nhưng vinh quang nhất. Trong thử thách khó khăn
đó, giải được bài toán bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là
bài toán cơ bản nhất, các bài toán sau đều bớt khó hơn.
Bởi hiện nay, yêu cầu đổi thay luôn "đính kèm"
mỗi ngày với giáo dục. Không thể có dạy học hiệu quả mà không cần bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng cập nhật kiến thức và phương pháp.
"Người thầy tiến bộ sẽ thay đổi
cách làm để công việc hiệu quả. Nhà quản lý giáo dục tiến bộ sẽ nỗ lực không
ngừng nghỉ, đổi mới cách quản lý để thúc đẩy sự tiến bộ dù biết rằng hành
trình đó rất gian nan". |
Từ kinh nghiệm thực tế của mình, cô Nhiếp trao đổi:
Từ lâu, cập nhật kiến thức và phương pháp là không thể thiếu. Hàng năm, công
tác Phát triển chương trình nhà trường, Học tập trải nghiệm sáng tạo; Hội thi
giáo viên sáng tạo, Dạy học theo dự án, Nghiên cứu khoa học,... đều có quy định
rõ việc đổi mới nhờ cập nhật kiến thức và phương pháp là điều kiện quan trọng số
một. Mỗi đánh giá đều cần xem xét trên cơ sở nắm bắt và làm chủ những điểm mới
như thế nào.
Thực tế, khi giáo viên chắc về kiến thức sẽ xác định
rõ đâu là kiến thức trọng tâm của bài. Khi giáo viên giỏi phương pháp sẽ biết sử
dụng phương pháp dạy học nào để truyền đạt kiến thức trọng tâm đó đến với học
sinh một cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất.
"Vì thế các chuyên đề bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên, các ví dụ được nêu ra trong buổi bồi dưỡng cần phải có sự cập
nhật, củng cố cả kiến thức và phương pháp. Sự tương tác giữa kiến thức và
phương pháp trong chuyên đề bồi dưỡng sẽ làm cho giáo viên thấy nhận được nhiều
điều mới và cần cho công việc của họ vì thế mà họ quan tâm hơn và hứng thú hơn
với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng" - Cô Nhiếp chia sẻ.
Cần có sự đồng hành giữa "bồi" và "dưỡng"
Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp, thực tế đâu đó nhiều nơi
công tác bồi dưỡng giáo viên chưa đạt hiệu quả bởi vì chúng ta thường là "bồi"
mà không "dưỡng", hoặc có khi là "dưỡng" mà không "bồi".
Bồi không dưỡng là trút và bồi đắp nhanh những nội dung hoặc hướng dẫn kỹ năng
mới mà không có đồng hành sau đó.
Giáo viên tham dự đi tập huấn rất hào hứng nhưng khi
về trường không được sẻ chia, thiếu bạn đồng hành nên lại quen về cũ, bánh xe
tìm những nẻo đường mòn. Dưỡng không bồi là lối tập huấn quen và cũ từ nội dung
đến những kêu gọi đổi mới. Đôi nơi tổ chức hoành tráng liên hoan và họp mặt
giao lưu để thêm yêu nghề nhưng lại thấp về tính thông tin.
"Để khắc phục hạn chế đó, ở ngôi trường mà tôi
quản lý, sau mỗi đợt bồi, thường có kế hoạch dưỡng thông qua các hội giảng, hội
thi... Với công tác dưỡng, không chỉ là phần thuyết trình, báo cáo của chuyên
gia mà chúng tôi chú trọng việc bồi bằng hình thức trải nghiệm, thực hành ngay
trong buổi học.
Nói cách khác, công tác bồi dưỡng của chúng tôi luôn
có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, có sự tự đánh giá, nhận xét
và chia sẻ kinh nghiệm của chính những ngưởi tham gia, của chuyên gia.
Điều không thể thiếu là sự tổng kết, nhận xét, tuyên
dương khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt chuyên đề bồ dưỡng đó trước
Hội đồng giáo dục, trước học trò, trước cha mẹ học sinh.
Lòng tự trọng, trách nhiệm của người làm thầy được
tuyên dương khen thưởng trước Hội đồng giáo dục, trước học trò, trước cha mẹ học
sinh đã giúp chúng tôi nhân lên nhà giáo tâm huyết khác trong nhà trường"
- Cô Nhiếp bật mí.
Có thể khẳng định, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở những ngôi trường
tôi làm quản lý, đem đến khá nhiều lợi ích và mở ra nhiều cơ hội quý cho mọi hoạt
động của trường chúng tôi.
Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận của cô
Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) tại Hội
thảo "Bỗi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông: Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và quốc tế".
Theo Minh Phong (GD&TĐ)