Do đó, cần có những đánh giá thực trạng và các giải pháp hữu hiệu để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của ngành đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và xác định đây là khâu then chốt quyết định sự thành bại trong công cuộc đổi mới của GD&ĐT hiện nay.
GS Phạm Quang Trung dẫn giải, tính đến nay, cả nước có 15.400 cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) làm việc ở Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, khoảng 90.000 CBQLGD (Ban Giám hiệu các trường, Ban chủ nhiệm các khoa, lãnh đạo các phòng, ban) làm việc tại gần 40.000 trường học các loại, trong đó có trên 400 trường đại học, cao đẳng;
Đội ngũ CBQLGD chiếm khoảng 10% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, trong đó khoảng 18% ở giáo dục mầm non, 65% ở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, 6% cao đẳng, đại học, 11% ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Phần lớn CBQLGD là những nhà giáo khá, giỏi được bổ nhiệm, được điều động từ nhà giáo sang làm công tác quản lý. Đa số đội ngũ CBQLGD của ngành là những người năng động, thích ứng luôn coi trọng đạo đức người thầy và thích ứng nhanh với sự đổi mới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục ở một bộ phận cán bộ quản lý có tiến bộ, nhất là ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và giáo dục phổ thông.
Từ thực tế, GS. Phạm Quang Trung đề xuất 7 giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục hiện nay.
Một là, tổ chức triển khai thực hiện để lập lại trật tự, kỷ cương nền nếp trong dạy và học và quản lý giáo dục, làm tiền đề triển khai những giải pháp khác nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
Hai là, củng cố sắp xếp lại để nâng cao năng lực hệ thống trường sư phạm
Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD
Bốn là, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ CBQLGD hiện có
Năm là, đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của CBQLGD
Sáu là, xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ CBQLGD
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD
Cũng theo GS. Phạm Quang Trung, trước yêu cầu giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và tính chất lao động của nhà giáo và CBQLGD, GS. Phạm Quang Trung cho rằng, phát triển đội ngũ CBQLGD cần phải được quan tâm đồng bộ trên 3 mặt:
Thứ nhất là, xây dựng bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức, phẩm chất lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo và CBQLGD;
Thứ hai là, thực hiện chế độ bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ để nhà giáo và CBQLGD không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp cận được với giáo dục hiện đại;
Thứ ba là, có cơ chế, chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo và CBQLGD.
"Việc tăng cường bồi dưỡng, đào tạo CBQLGD về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức và xây dựng chính sách giải quyết thu nhập cho họ một cách cơ bản để CBQLGD yên tâm tập trung hoàn thành nhiệm vụ cần được giải quyết đồng bộ trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
Trước hết phải tập trung đầu tư xây dựng Đề án cán bộ quản lý các cấp chiến lược lâu dài để có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngang tầm nhiệm vụ yêu cầu mới" - GS. Phạm Quang Trung.
Theo Minh Phong (GD&TĐ)