Đào tạo gắn với thực tiễn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, giáo sinh phải được luyện tập nghiệp vụ kỹ năng sư phạm ngay trong quá trình đào tạo. Tăng cường kiến tập, có thể trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng phải bảo đảm giáo sinh và giáo viên bộ môn ở trường phổ thông được trao đổi thảo luận như một nhóm, để nghiên cứu thiết kế bài học.
Khi thực tập sư phạm, các SV đã kiến tập ở trường nào, sẽ đến trường đó để thực tập, với sự kèm cặp của giáo viên phổ thông đã tham gia sinh hoạt chuyên môn trong thời gian kiến tập trước đó. Như vậy tạo thành thể thống nhất và bảo đảm đào tạo gắn với thực tiễn.
Với các SV, khi đang được đào tạo trong nhà trường, kể cả chương trình sử dụng các nội dung trong chương trình hiện hành, cũng vẫn phải theo định hướng chương trình mới. Thực tế, không chỉ bây giờ mà trước kia cũng thế, tất cả kĩ năng của giáo viên đều được đào tạo từ khi học trong trường sư phạm như phát triển chương trình từ tài liệu để thiết kế thành bài giảng của mình, để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Có nghĩa là, trong đào tạo phải chú ý đến kĩ năng thực hành sư phạm. Khi thực hiện Chương trình GDPT mới, kỹ năng này càng cần được phát huy nhằm bảo đảm phát triển năng lực phẩm chất của HS.
Không phải bây giờ các giáo sinh mới làm, mà kể cả những SV đã ra trường, vẫn tiếp tục thực hiện các lý thuyết và thực hiện những phương pháp kĩ thuật đã được đào tạo, để thực hiện chương trình mới. Chương trình GDPT không thay đổi toàn bộ những phương pháp, kỹ thuật này.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, so với chương trình hiện hành, Chương trình GDPT mới thay đổi căn bản mục tiêu định hướng năng lực. Để đạt được mục tiêu đó, phải đổi mới phương pháp bằng cách tổ chức cho HS học để chiếm lĩnh kiến thức. Nội dung kiến thức sẽ khác trong chương trình hiện hành, nhưng căn bản vẫn là những kiến thức nền tảng.
Dạy Vật lý thì dù chương trình cũ hay mới đều có định luật Newton hay các loại lực. Hay dạy Toán thì vẫn có Hình học, Đại số... Những nội dung kiến thức này sẽ không thay đổi lớn. Quan trọng nhất là thay đổi phương pháp dạy học - PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành dẫn giải.
Không phải bây giờ các giáo sinh mới làm, mà kể cả những SV đã ra trường, vẫn tiếp tục thực hiện các lý thuyết và thực hiện những phương pháp kĩ thuật đã được đào tạo, để thực hiện chương trình mới. Chương trình GDPT không thay đổi toàn bộ những phương pháp, kỹ thuật này.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh, so với chương trình hiện hành, Chương trình GDPT mới thay đổi căn bản mục tiêu định hướng năng lực. Để đạt được mục tiêu đó, phải đổi mới phương pháp bằng cách tổ chức cho HS học để chiếm lĩnh kiến thức. Nội dung kiến thức sẽ khác trong chương trình hiện hành, nhưng căn bản vẫn là những kiến thức nền tảng.
"Việc dạy học theo phương pháp tích cực, tổ chức hoạt động dạy học cho HS bao gồm HS tiếp nhận, vận dụng kiến thức tốt, thì HS chắc chắn sẽ nắm sâu về kiến thức hơn và có năng lực để sử dụng các kiến thức đó giải quyết các vấn đề. Như vậy chắc chắc không thể kém hơn người chỉ có truyền thụ kiến thức một chiều. Vì khi truyền thụ, HS chỉ nhớ được kiến thức đấy thôi chứ không thể nào có thể hiểu sâu sắc kiến thức để vận dụng được". - PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành.
Chuyển động cùng cơ chế tự chủ
Liên quan đến cơ chế tự chủ, PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành trao đổi: Tới đây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH sẽ có hiệu lực; các trường ĐH sẽ được áp dụng cơ chế tự chủ. Theo đó, trường phổ thông, các Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT là khách hàng của trường sư phạm. Do đó, cần có sự kết nối bảo đảm mục đích chung là nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo. Trong quá trình tương tác, trường sư phạm đóng vai trò bồi dưỡng giáo viên các nhà trường.
Ngoài ra, để các trường sư phạm phát triển đáp ứng theo Chương trình GDPT mới, Bộ GD&ĐT đã có chương trình ETEP. Chương trình này nâng cao năng lực các trường sư phạm, trong đó có việc đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa các chương trình đào tạo theo hướng để giáo sinh sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, thực hành sư phạm; để sau khi ra trường, giáo sinh có thể đáp ứng được yêu cầu dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, để đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới, một số môn học được xây dựng từ những môn riêng lẻ của chương trình hiện hành. Đó là những môn học tích hợp để phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các môn học đó được thiết kế theo mạch kiến thức, cho nên đội ngũ giáo viên hiện hành vẫn có thể thực hiện được sau khi được bồi dưỡng. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu này, các trường sư phạm vẫn phải nghiên cứu xây dựng chương trình mới, đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy các môn học tích hợp trong Chương trình GDPT mới.
Liên quan đến kiểm tra, đánh giá, PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành trao đổi: Đề thi kiểm tra đánh giá hiện nay, nhất là những năm gần đây và sắp tới áp dụng trong chương trình mới - đánh giá theo chuẩn yêu cầu cần đạt của chương trình là phẩm chất và năng lực của HS. Như vậy, việc đánh giá bằng ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ máy móc sẽ không còn; các đề thi đánh giá phải dựa trên năng lực vận dụng kiến thức, sử dụng kiến thức trong các tình huống đề bài đặt ra. Không có chuyện dạy theo phương pháp tích cực lại kém hơn phương pháp truyền thụ được, mà là ngược lại.
Theo Minh Phong (GD&TĐ)