Thiết kế lại chương trình bồi dưỡng

Xuất phát từ thực tế, ông Lê Bá Lộc - Trường Cán bộ quản lý GD TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết kế lại chương trình bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực của nhà giáo. Cụ thể, bám sát chuẩn của nhà giáo để có nội dung phù hợp, giúp nhà giáo có kiến thức, kĩ năng cần thiết.

Nội dung chương trình quan tâm hướng dẫn người cán bộ quản lí truờng phổ thông cách phân cấp, phân quyền trong nhà trường để mỗi đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

Hiệu trưởng trường phổ thông biết khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để GV, HS phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong dạy và học. Cùng với đó, cần có môi trường làm việc, học tập dân chủ, công bằng, có những chính sách mở để giúp GV phát huy năng lực của mình, cống hiến cho sự nghiệp GD.

Ông Lê Bá Lộc khuyến nghị, cần điều chỉnh và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản trị của người quản lí trường phổ thông. Xây dựng các mô hình học tập về lí thuyết, thực hành. Qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng quản lí, kỹ năng xã hội cho đội ngũ nhà giáo. "Những điều này phải được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản trị của người quản lí trường phổ thông phải gắn kết chặt chẽ - với mô hình năng lực quản trị của người quản lí hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển" - ông Lê Bá Lộc nhấn mạnh.

Theo PGS.TS. Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc Học viện Quản lý GD, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông nói riêng là yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải có các giải pháp hợp lý. Do vậy, cần đổi mới công tác bồi dưỡng GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Theo đó, các cấp quản lý cần quan tâm tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người có điều kiện phấn đấu, phát triển bản thân để tạo nguồn cán bộ quản lý. Đồng thời xác định đội ngũ cán bộ có tiềm năng phát triển để bồi dưỡng, giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn quy hoạch và đáp ứng dần các tiêu chí chất lượng.

Ông Lê Bá Lộc khuyến nghị, cần điều chỉnh và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản trị của người quản lí trường phổ thông. Xây dựng các mô hình học tập về lí thuyết, thực hành. Qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng quản lí, kỹ năng xã hội cho đội ngũ nhà giáo. "Những điều này phải được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản trị của người quản lí trường phổ thông phải gắn kết chặt chẽ - với mô hình năng lực quản trị của người quản lí hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển" - ông Lê Bá Lộc nhấn mạnh.

Cụ thể hóa khung năng lực của GV

Theo ông Trần Văn Ba - Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn, khi bồi dưỡng GV cần chú ý cụ thể hóa khung năng lực dạy học của họ, trong đó, chú trọng đến nhóm năng lực cốt lõi về xây dựng kế hoạch dạy học, được thể hiện thông qua 6 năng lực thành phần và các tiêu chí đánh giá như: 

Thứ nhất, năng lực xác định các nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng kế hoạch dạy học, bao gồm: Tìm hiểu điều kiện vật chất, kĩ thuật có thể phục vụ dạy học môn học có trong nhà trường; Thu thập thông tin chính xác về nguồn nhân lực; Tận dụng tối đa thế mạnh của các nguồn lực được xác định.

Thứ hai, năng lực xác định mục tiêu dạy học, bao gồm: Có khả năng xác định được mục tiêu của cả môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ; có khả năng xác định mục tiêu của từng chương/phần; có khả năng xác định các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học dự kiến cho từng bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm của học sinh và môi trường GD...

Thứ ba, năng lực phát triển chương trình môn học và tài liệu, SGK, bao gồm: Phân tích chương trình môn học; Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản môn học theo hướng tiếp cận năng lực; Có khả năng xác định danh mục SGK, tài liệu tham khảo bắt buộc (nếu cần); Phân tích mối liên kết giữa chương trình môn học cụ thể và các tài liệu tham khảo có liên quan; Lựa chọn các tài liệu học tập môn học; Thiết kế chương trình môn học bảo đảm theo tiếp cận năng lực; Xác định hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện học tập của học sinh ứng với chương trình và điều kiện học sinh.

Thứ tư, năng lực sắp xếp nội dung, thời gian cho kế hoạch dạy học trong từng học kỳ và trong cả năm học, bao gồm: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những lý luận dạy học ở trường THPT, lập được kế hoạch dạy học đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, tường minh, mạch lạc; Có khả năng xác định lịch trình dạy học trong học kì và cả năm học; Lập danh sách những gì có thể sử dụng được trong quá trình dạy học môn học; Lập danh mục những đồ dùng còn thiếu, hỏng, kèm theo đề xuất mua sắm, sửa chữa hoặc tự làm; Huy động được các nguồn lực từ các lực lượng khác ngoài nhà trường phục vụ cho dạy học: từ học sinh, cha mẹ học sinh và địa phương.

Thứ năm, năng lực soạn giáo án và chuẩn bị cho giờ lên lớp bao gồm: Có kỹ năng xác định được mục tiêu (kiến thức kỹ năng và thái độ) của bài giảng; Có khả năng mô tả được năng lực cần phát triển của học sinh; Có khả năng xác định nội dung dạy học đúng trọng tâm chính xác, khoa học, bảo đảm mức độ phân hóa phù hợp với khả năng của học sinh; liên hệ thực tiễn, tích hợp các nội dung GD vào nội dung dạy học.

Thứ sáu, năng lực tìm hiểu đặc điểm học sinh, lớp học, bao gồm: Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về nhu cầu và đặc điểm của học sinh THPT, học sinh người dân tộc thiểu số; biết sử dụng các thông tin thu thập được vào dạy học. Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện GD trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

"Cần đa dạng hóa lộ trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học viên. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng. Mặt khác, nâng cao vai trò của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý GD trong cả nước" - Ông Lê Bá Lộc chia sẻ.

Theo Sỹ Điền (GD&TĐ)