Cùng với đó là nâng chuẩn đào tạo giáo viên mầm non từ
trung cấp lên cao đẳng và quy định nhà giáo được ưu tiên xếp thang, bậc lương
và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;
hoàn thiện quy định về tín dụng sư phạm…
Riêng đối với việc phát triển đội ngũ nhà giáo, Ủy ban
Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng,
còn đặt ra những vấn đề như:
Thứ nhất, về đào tạo sư phạm và định mức số lượng giáo viên. Cùng
với việc quy hoạch lại mạng lưới sư phạm, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc đào
tạo nhà giáo cần được thực hiện một cách chặt chẽ, có chất lượng từ khâu tuyển
sinh, chương trình, kế hoạch đào tạo, đánh giá quá trình đào tạo và công nhận,
cấp văn bằng.
Số
lượng đào tạo cần được xác định dựa trên những tính toán khoa học về nhu cầu
nguồn nhân lực trong lĩnh vực, bảo đảm để sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra
trường được phân công công tác hoặc tìm được việc làm.
Liên
quan đến vấn đề quy hoạch và số lượng đội ngũ, Thường trực Ủy ban xin ý kiến
UBTVQH về việc quy định nguyên tắc trong Luật về các định mức nhằm xác định số
lượng giáo viên, như tỷ lệ giáo viên/học sinh, tỷ lệ giáo viên/lớp… và giao
Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ;
Đồng
thời quy định trách nhiệm của địa phương, cơ sở trong việc bảo đảm các định mức
số lượng nhà giáo để nâng cao chất lượng dạy và học.
Thứ hai, về chính sách lương nhà giáo. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII (1996) khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định
chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức tài"
Do
đó phải tập trung đầu tư, phát triển đội ngũ nhà giáo bằng nhiều giải pháp,
trong đó có giải pháp về tiền lương: "Lương giáo viên được xếp cao nhất
trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ độ phụ
cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định".
Điều
71 Luật Giáo dục 1998 thể chế hóa quan điểm trên, quy định: "Thang, bậc
lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống
thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Nhà giáo được hưởng phụ cấp
nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ."
Năm 2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) tiếp tục khẳng định: "Lương
của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành
chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng".
Điều này cho thấy sự nhất quán
trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo và chính
sách tiền lương của nhà giáo tương xứng với vị trí, vai trò đó.
Trong khi đó, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 27-NQ/TW) khẳng
định, nguyên tắc xây dựng chính sách lương mới đối với người lao động phải theo
vị trí việc làm, phù hợp với mức độ phức tạp của công việc, bảo đảm tương quan
hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; làm sao để tiền lương thực sự
là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng
lương.
Theo Minh Phong (GD&TĐ)