Thông
tư này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng
và trường trung cấp có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao
đẳng, trình độ trung cấp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Việc ban hành tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trình độ trung
cấp nhằm để các trường sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên
quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và giải trình với
các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương
trình cụ thể.
Đồng
thời tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và
công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các
chương trình đào tạo.
Cùng với đó là các tổ chức, cá
nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với
chương trình đào tạo giáo viên của trường mà họ quan tâm.
Việc đánh giá từng tiêu chí
trong mỗi tiêu chuẩn sử dụng thang 7 mức, trong đó:
Mức
1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải
pháp khắc phục ngay;
Mức
2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp
khắc phục;
Mức
3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một
số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;
Mức
4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí;
Mức
5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí;
Mức
6: Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí;
Mức
7: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.
Các tiêu chí được đánh giá từ
mức 1 đến mức 3 là chưa đạt yêu cầu, từ mức 4 đến mức 7 là đạt yêu cầu.
Theo
Minh Phong (GD&TĐ)