Trong nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục đối với chính
sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo
cho biết:
Hiện
nay, do nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm
trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn
nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân
lực đầu tư cho giáo dục.
Vì vậy, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi không quy
định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách
vay tín dụng sư phạm: học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để
đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học,…
Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ
thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm. Theo
đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, chính sách mới này mang lại một số ưu
điểm:
Học
sinh, sinh viên được vay tín dụng để nộp đủ mức học phí và có đủ chi phí sinh
hoạt để yên tâm theo học, sau này ra trường làm đúng nghề sư phạm được xóa
khoản vay; như vậy nếu sau khi ra trường làm trong ngành sư phạm thì sinh viên
vẫn không phải chi trả khoản học phí.
Đối với trường sư phạm, học sinh, sinh viên đóng học phí
đầy đủ cho nhà trường theo mức thu, trường có nguồn thu trực tiếp để chủ động
trang trải chi phí. Khi đó Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng,
không còn tình trạng hỗ trợ kinh phí cho những người được đào tạo sư phạm nhưng
ra trường đi làm ngành nghề khác, làm chính sách hỗ trợ không hiệu quả.
Về vấn đề bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư
phạm, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến -
nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chia sẻ: "Tôi
cho rằng việc miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm chỉ nên
áp dụng từng thời kỳ. Ở thời điểm khi yêu cầu về nhân lực ngành sư phạm,
nhu cầu giáo viên rất lớn, nhưng lương của giáo viên thì lại thấp, sinh viên
không muốn vào ngành sư phạm thì lúc đó phải đưa chính sách này là đúng.
Nhưng về sau này, sinh viên ngành sư phạm ra trường thất
nghiệp nhiều thì đào tạo giáo viên cần theo dạng đào tạo có địa chỉ rõ ràng chứ
việc miễn học phí cào bằng như gần 20 qua là một sự lãng phí lớn và mang tính
chất hình thức".
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho
rằng, muốn thu hút nhân tài vào ngành sư phạm thì cần đến chính sách sử dụng
chứ không phải thu hút bằng chính sách miễn học phí
Tuy
nhiên, ông Khuyến cũng khuyến cáo rằng, nếu thực hiện "khai tử" ngay
chính sách miễn học phí thì việc làm đồng thời là phải có chính sách cho vay đi
học có kèm theo cam kết của nhà nước về dạy đúng "địa chỉ" sẽ được
miễn tiền nợ".
Do
đó, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng: "Thời gian tới cần đổi mới triệt để
chính sách miễn học phí. Chúng ta chỉ nên phổ cập đại trà học phí đối với các
đối tượng chính sách chứ cứ ưu tiên học phí đối với cả những gia đình có thu
nhập trung bình trở lên thì không ổn".
Nhìn
nhận từ thực tế, sinh viên sư phạm được miễn học phí, ra trường không có việc
làm, ông Khuyến nhấn mạnh: "Miễn học phí đối với một ngành học là vô lý,
là tư duy mang tính cục bộ ngày xưa. Còn muốn thu hút nhân tài thì
cần đến chính sách sử dụng chứ không phải thu hút bằng chính sách đi học".
Đ
ược biết, trong dự thảo Luật Giáo dục cũng sửa đổi quy định về mức học phí hiện
nay. Theo đó, cho phép các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động
xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí.Các cơ sở giáo dục công lập
được cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao và chủ động xây dựng mức thu học
phí tương xứng.
Đồng
thời, để hạn chế tình trạng các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mô hình chất
lượng cao tăng học phí tùy tiện, Dự thảo bổ sung quy định yêu cầu các
cơ sở giáo dục này phải thực hiện công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và
lộ trình thu học phí cho cả khóa học, cấp học.
Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho biết, trước đây học phí là một loại phí thuộc ngân sách
nhà nước, cơ chế thu, quản lý, sử dụng học phí thực hiện theo Pháp lệnh phí và
lệ phí, theo đó học phí phải được ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước và phải
nộp vào kho bạc nhà nước để theo dõi, quản lý theo quy định.
Tuy
nhiên, năm 2015 Quốc hội đã ban hành Luật phí, lệ phí, trong đó bỏ học phí ra
ngoài danh mục phí, lệ phí do nhà nước quản lý, và coi học phí là giá dịch vụ
giáo dục và đào tạo. Theo đó, học phí thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Luật
Giá, và cơ chế thu, quản lý sử dụng học phí được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ
theo quy định của Luật Giá và được tính đúng tính đủ. Vì vậy, cần phải sửa đổi
quy định về học phí cho phù hợp với Luật Giá.
Theo Thùy Linh (giaoduc.net)