Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, tại Điều 20, khoản 2, điểm
a của Luật GDĐH năm 2012 có quy định về một trong các tiêu chuẩn hiệu trưởng
như sau: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục,
có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục
đại học ít nhất 05 năm.
Vì
vậy, theo TS Nguyễn Kim Phụng trên bình diện chung nhất, ở thời điểm hiện nay,
các văn bản dưới luật và thực tế thực thi pháp luật đều tuân thủ quy định này.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Đại học
Thực
tế, trong tiêu chuẩn hiệu trưởng cần có nội dung về kinh nghiệm quản lý như một
điều kiện đảm bảo chất lượng quản lý đối với vị trí việc làm này. Trong phạm vi
quan sát của chúng tôi ở Việt Nam và nhiều nước khác đều cho thấy hầu như không
có hiệu trưởng trường đại học nào mà trước khi được bổ nhiệm lại chưa có kinh
nghiệm gì trong lĩnh vực được giao quản lý.
Càng
các trường uy tín thì kinh nghiệm của các ứng viên hiệu trưởng càng quan trọng.
Đó cũng là một trong các căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong số các
ứng viên dự tuyển.
Hiện
nay, Luật GDĐH đang được sửa đổi, bổ sung và Điều 20 nêu trên cũng đã được rà
soát, sửa đổi, bổ sung. Ở 3 dự thảo đầu, Ban soạn thảo quy định nội dung trên
theo hướng mở: “Có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có năng lực quản lý, quản trị giáo dục
đại học”.
Năng
lực quản lý, quản trị giáo dục đại học này sẽ do hội đồng trường, hội đồng quản
trị xác định, lựa chọn.
uy nhiên, qua tổ chức lấy ý kiến tại 5 hội thảo ở 5 vùng
(Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ, với thành phần tham gia là
đại diện các trường đại học, các chuyên gia giáo dục, các doanh nghiệp…), nhiều
ý kiến góp ý cho rằng không nên hạ thấp tiêu chuẩn tại điểm a, khoản 2 Điều 20
của Luật hiện hành, quy định trên tại Dự thảo 3 chưa rõ… cần quy định để định
lượng rõ về tiêu chuẩn này.
Tiếp
thu các ý kiến góp ý, từ Dự thảo 4, Ban soạn thảo tiếp tục quy định tiêu chuẩn
này: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín khoa học, có kinh nghiệm
tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 05 năm từ cấp khoa, phòng, ban trở
lên”.
Nội
dung của dự thảo vẫn giữ định lượng của kinh nghiệm quản lý nhưng mở hơn, không
nhất thiết phải có kinh nghiệm ở cơ sở giáo dục đại học mà có thể quản lý giáo
dục đại học ở các cơ quan bộ, ngành, viện nghiên cứu có đào tạo trình độ tiến
sĩ…
Và
thực tế, qua hai dự thảo 4, 5 cho đến nay, không có ý kiến góp ý về nội dung
này.
Tuy
nhiên, đây mới chỉ là dự thảo. Những nội dung của Dự thảo sẽ tiếp tục được xin
ý kiến Quốc hội theo quy trình soạn thảo văn bản luật và sẽ tiếp tục được
nghiên cứu, điều chỉnh để ngày càng hợp lý, đáp ứng yêu cầu của thực tế để đảm
bảo chuẩn chất lượng đối với chức danh quản lý quan trọng này, đồng thời, đảm
bảo quyền của Hội đồng trường nói riêng và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại
học nói chung.
Cá
nhân TS Nguyễn Kim Phụng cho rằng, ngay cả khi cần phải có quy định chuẩn hóa,
định lượng hóa các tiêu chuẩn chức danh như vậy (để lựa chọn, rèn luyện, bồi
dưỡng đội ngũ quản lý kế cận, chuyên nghiệp…) thì pháp luật vẫn cần có quy định
mở trong những trường hợp nhất định có thể chấp nhận những cách giải quyết linh
hoạt, không nên quá máy móc.
Tất
nhiên, cần đảm bảo các điều kiện như: đảm bảo mặt bằng chung về các tiêu chuẩn
tối thiểu; do hội đồng trường, hội đồng quản trị lựa chọn, quyết định; nếu chưa
đủ điều kiện này thì phải có các điều kiện cần thiết khác vượt trội hơn…
Hội
đồng trường, hội đồng quản trị phải giải trình được một cách thuyết phục về sự
lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường.
Nguồn: Báo GD&TĐ