1. Mục tiêu

- Cung cấp thông tin và quảng bá "Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)" nhằm huy động các bên liên quan tham gia, ủng hộ và hỗ trợ chương trình.

- Góp phần nâng cao sự tin tưởng, đồng thuận và ủng hộ của xã hội đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Đối tượng và phạm vi truyền thông

Năm 2019, các hoạt động truyền thông ETEP, các sản phẩm truyền thông về ETEP tập trung hướng đến và dành cho các đối tượng thụ hưởng Chương trình, đó là đội ngũ GV&CBQLCSGDPT. Theo đó, Trường Đại học Vinh tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh - các địa phương nơi Trường Đại học Vinh sẽ bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo.

Việc tổ chức các hoạt động truyền thông về ETEP sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông và các Hội đoàn thể để thông tin, giới thiệu về Chương trình ETEP đến GV&CBQLCSGDPT, đặc biệt là phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh để truyền thông đến đội ngũ GV&CBQLCSGDPT là người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp đến đội ngũ GV&CBQLCSGDPT, nhà trường còn phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng truyền thông về các hoạt động, kết quả của Chương trình ETEP.

3. Nội dung truyền thông chính

3.1. Chương trình ETEP hỗ trợ bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ bằng nguồn học liệu mở, trên nền tảng CNTT (hệ thống LMS-TEMIS), bằng mạng lưới học tập qua mạng với sự kết nối, hỗ trợ của chuyên gia của 8 trường ĐHSP/Học viện và đội ngũ GV&CBQLCSGDPT cốt cán tại 63 tỉnh thành. Đây là phương thức bồi dưỡng mới mà ETEP khởi xướng và thực hiện.

Cụ thể ETEP xây dựng hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến LMS-TEMI; Xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV&CBQLCSGDPT được kết nối với hệ thống LMS-TEMIS; Hình thành mạng lưới hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV&CBQLCSGDPT. Mạng lưới này có sự tham gia của 8 trường Đại học Sư phạm/Học viện Quản lý Giáo dục, kết hợp với 63 tỉnh thành trong cả nước; Bồi dưỡng 28.000 GV cốt cán và 4.000 CBQLCSGDPT cốt cán...

Người học (GV&CBQLCSGDPT) được hỗ trợ: Chương trình bồi dưỡng. Nguồn học liệu mở;  Hệ thống trực tuyến; Được đánh giá, cấp chứng chỉ. Điều quan trọng là được chủ động tự học ngay tại chỗ, mọi lúc, mọi nơi.

Chương trình ETEP tập trung bồi dưỡng, phát triển một thế hệ nhà giáo mới (tự bồi dưỡng, học đồng nghiệp, sáng tạo, biết chia sẻ kiến thức cho đồng nghiệp), liên tục phát triển chuyên môn nghề nghiệp, vì sự phát triển, quyền lợi và hạnh phúc của học sinh.

3.2. Sự cần thiết bồi dưỡng thường xuyên GV&CBQLCSGDPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT (Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDPT, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chuyển một nêng giáo dục nặng về truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh). Việc truyền thông này nhằm làm cho GV&CBQLCSGDPT nhận thức được bồi dưỡng thường xuyên là cần thiết trước yêu cầu mới, để có thái độ tích cực trong việc tham gia vào các chương trình bồi dưỡng mà đơn vị mình triển khai cũng như quá trình tự bồi dưỡng. Đồng thời làm cho GV&CBQLCSGDPT tin tưởng vào sự hỗ trợ của Chương trình ETEP, tự tin và đồng hành cùng Chương trình, tích cực tham gia các chương trình bồi dưỡng.

3.3. Giới thiệu những điểm mới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT. Ý kiến của của đội ngũ GV cốt cán, CBQL cốt cán về chương trình và hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, về phương thức bồi dưỡng mới của ETEP.

3.4. Giới thiệu về Hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến (LMS-TEMIS) do ETEP xây dựng, lợi ích đối với GV&CBQLCSGDPT (Hệ thống bồi dưỡng này mang tính bền vững, không chỉ hệ thống bài giảng, mà còn là hệ thống tiếp nhận nhu cầu, đảm bảo mỗi GV&CBQLCSGDPT được hỗ trợ về chuyên môn); Sự vận hành hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến (LMS-TEMIS) - những điều cần lưu ý đối với người học; Ý kiến phản hồi của người học về hệ thống LMS-TEMIS.

3.5. Nhu cầu bồi dưỡng của GV&CBQLCSGDPT (các địa phương, khu vực mà Trường sẽ triển khai hoạt động bồi dưỡng).

3.6. Hoạt động nâng cao năng lực của nhà trường trong khuôn khổ Chương trình ETEP, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học giáo dục; Sự chuyến biến về năng lực của nhà trường sau 2 năm tham gia ETEP.

3.7. Hoạt động của Mạng lưới học tập hỗ trợ GV&CBQLCSGDPT (chuyên gia của nhà trường và đội ngũ cốt cán) vì sự phát triển nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo.

3.8. Giới thiệu chân dung một thế hệ nhà giáo mới với sự hỗ trợ của Chương trình ETEP. Thế hệ nhà giáo mới (tự bồi dưỡng, học đồng nghiệp, sáng tạo, biết chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp), liên tục phát triển chuyên môn nghề nghiệp, vì sự phát triển, quyền lợi và hạnh phúc của học sinh./.