Mỗi bộ tài liệu cho đến khi hoàn thành đều phải trải qua quy trình 18 bước để đạt chất lượng tốt nhất. Cụ thể như sau:
1. Thành lập Ban Phát triển Tài liệu, học liệu bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGDPT).
2. Soạn thảo kế hoạch phát triển tài liệu mô đun bồi dưỡng.
3. Cử đại diện các ban phát triển tài liệu tham gia hội thảo/tập huấn xây dựng tài liệu do Ban quản lý Chương trình ETEP tổ chức.
4. Soạn thảo đề cương chi tiết các phần của mô đun bồi dưỡng.
5. Tổ chức biên soạn tài liệu mô-đun BDTX (theo yêu cầu cần đạt) cho GVPT và CBQLCSGDPT.
6. Xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia.
7. Tổ chức tham vấn qua 01 hội thảo trong 01 ngày hoặc các hình thức tham vấn khác để xin ý kiến góp ý chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu.
8. Chỉnh sửa tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở tham khảo ý kiến góp ý.
9. Thử nghiệm tài liệu trên một nhóm đối tượng tương đương từ 20 - 30 người, với 100% khối lượng học tập của mô-đun.
10. Chỉnh sửa tài liệu sau thử nghiệm.
11. Nghiệm thu tài liệu bồi dưỡng (theo yêu cầu cần đạt của tài liệu).
12. Chỉnh sửa tài liệu sau nghiệm thu cấp trường.
13. Thẩm định tài liệu bồi dưỡng (theo yêu cầu cần đạt của tài liệu).
14. Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện tài liệu sau góp ý của Hội đồng thẩm định.
15. Ban hành tài liệu bồi dưỡng (do Trường ĐHSP thực hiện).
16. Hằng năm, lấy ý kiến góp ý về chương trình, tài liệu bồi dưỡng và phương pháp tổ chức bồi dưỡng cốt cán, đại trà từ các GVSP và GVQLGD và các đề xuất chỉnh sửa vào cuối mỗi năm (hội thảo/khảo sát).
17. Đề xuất chỉnh sửa chương trình, cập nhật tài liệu hằng năm.
18. Chỉnh sửa và cập nhật tài liệu hằng năm (đối với các mô-đun tài liệu Trường ĐHSP/Học viện được phân công biên soạn).
BQL Chương trình ETEP