Kết quả cụ thể của Chương trình ETEP trong năm 2019 bao gồm:
Lĩnh vực kết quả 1: Năng lực của các trường ĐHSP chủ chốt và các đơn vị quản lý giáo viên cấp trung ương được tăng cường nhằm phát huy hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGDPT
1. Các lĩnh vực tăng cường năng lực của Trường theo các tiêu của TEIDI
1.1. Tầm nhìn chiến lược, quản lý và đảm bảo chất lượng
Trường Đại học Vinh xây dựng 02 hoạt động (Mã nhiệm vụ: HD01.1-2019 và HD01.2-2019).
Kết quả:
- 31 cán bộ, giảng viên đã đưọc tham gia 01 lớp tập huấn về đảm bảo chất lượng và được nâng cao năng lực về đảm bảo chất lượng cấp đơn vị.
- 02 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm đã được tự đánh giá và đang được Hội đồng đánh giá ngoài tiếp tục kiểm định.
1.2. Chương trình đào tạo
Trường Đại học Vinh xây dựng 01 hoạt động (Mã nhiệm vụ: HD02-2019).
Kết quả: Hội thảo quốc tế về phát triển chương trình bồi dưỡng thường xuyên và dạy học theo hướng tiếp cận năng lực đã được tổ chức.
1.3. Nghiên cứu, phát triển và đổi mới
Trường Đại học Vinh xây dựng 02 hoạt động (Mã nhiệm vụ: HD03-2019 và HD04-2019).
Kết quả: Đã xây dựng được 02 tài liệu về lĩnh vực khoa học giáo dục/ đổi mới ngành sư phạm là Tài liệu hướng dẫn thiết kế và giảng dạy thực hành - thí nghiệm môn khoa học tự nhiên cho giáo viên THCS và Tài liệu dạy học tích hợp một số chủ đề trong chương trình môn học lịch sử và địa lý cấp THCS. Các hoạt động này tiếp tục được đầu tư kinh phí để hướng đến xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc chỉ mục ISI/Scopus trong năm 2020.
1.4. Hoạt động đối ngoại
Trường Đại học Vinh xây dựng 03 hoạt động (HD05-2019, HD06-2019 và HD07-2019).
Kết quả:
- 02 lượt chuyên gia nước ngoài đã đến trường Đại học Vinh tư vấn cho giảng viên về phát triển chương trình (chương trình tiểu học và chương trình THCS) theo hướng tiếp cận năng lực;
- Xây dựng được 01 chương trình, tài liệu bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên phổ thông trong khu vực Bắc Trung Bộ để chuyển giao cho các Sở GD&ĐT trong khu vực;
- Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng giáo viên phổ thông của các trường vệ tinh về kỹ năng sư phạm để thực hiện các hoạt động thực hành và giảng dạy trực tuyến.
1.5. Môi trường sư phạm và các nguồn lực
Trường Đại học Vinh tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý trong thu chi ngân sách (HD08-2019).
1.6. Hỗ trợ dạy học
Trường Đại học Vinh xây dựng 04 hoạt động (HD09-2019; HD10-2019, HD11-2019 và HD12-2019).
Kết quả:
- Các giảng viên sư phạm Nhà trường được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bồi dưỡng thường xuyên, tập trung vào bồi dưỡng Chương trình tổng thể và chương trình môn học giáo dục phổ thông 2018, giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực và tiếp tục được cải thiện năng lực tiếng Anh.
- Hoạt động tổ chức 03 khóa ngắn hạn về ICT cho giảng viên sư phạm Nhà trường chưa thực hiện được do kinh phí được cấp phát thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề xuất và hệ thống LMS chưa được xây dựng nên Nhà trường đề xuất xây dựng lại kế hoạch hoạt động này cho năm 2020 với kinh phí được cấp đủ như dự toán.
1.7. Hỗ trợ học tập
Trường Đại học Vinh tiếp tục xây dựng các hoạt động cải tiến quy trình tuyển sinh, cải thiện quy trình kiểm tra, đánh giá sinh viên, hỗ trợ hoạt động khóa cho sinh viên thuộc nhóm đối tượng ưu tiên, hỗ trợ sinh viên hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp (HD13-2019, HD14-2019, HD15-2019 và HD16-2019).
Kết quả: Sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên được hỗ trợ, giảm thiểu khó khăn để học tập đạt kết quả tốt nhất.
1.8. Thuê tư vấn
Năm 2019, Trường Đại học Vinh tiếp tục thực hiện các hoạt động thuê tư vấn đánh giá năng lực Nhà trường theo TEIDI và phát triển chương trình, tài liệu và triển khai bồi dưỡng GVPT, CBQL CSGD PT (HD16-2017 và HD17-2017).
2. Đánh giá năng lực Nhà trường theo bộ chỉ số TEIDI
Năm 2019, Trường Đại học Vinh đã tổ chức tự đánh giá năng lực phát triển Nhà trường theo bộ chỉ số TEIDI (HD17-2019). Kết quả tự đánh giá điểm TEIDI của Nhà trường đạt so với cam kết trong thỏa thuận thực hiện và được Hội đồng đánh giá đồng cấp và Đơn vị kiểm đếm độc lập IVA xác thực.
Lĩnh vực kết quả 2: Hệ thống đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và CBQLCSGDPT được phát triển để làm căn cứ xây dựng chương trình BDTX
Chưa thực hiện do chưa có Hệ thống TEMIS.
Lĩnh vực kết quả 3: GVPT và CBQLCSGDPT được BDTX tại cơ sở
Năm 2019, Trường Đại học Vinh đã tiến hành bồi dưỡng cho 2.931 giáo viên phổ thông cốt cán (số lượng theo kế hoạch: 2.967) của 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (HD19.1-2019; HD10.2-2019; HD19.3-2019).
Nhà trường đã lựa chọn các giảng viên sư phạm có năng lực chuyên môn cao, đã được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của PMU để trực tiếp hướng dẫn các học viên. Các học viên đã có những phản hồi hết sức tích cực đối với các đợt bồi dưỡng do Nhà trường tổ chức.
Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình ETEP năm 2019, có thể nói đây là điểm nổi bật nhất tại Trường Đại học Vinh.
Lĩnh vực kết quả 4: Các GVPT và CBQLCSGDPT được truy cập các chương trình BDTX và các nguồn lực thông qua hệ thống CNTT
Các chương trình BDTX dành cho giáo viên phổ thông của Chương trình ETEP đang được tải trên hệ thống LMS của tập đoàn Viettel. Các Sở GD&ĐT đang tiến hành các thỏa thuận với tập đoàn Viettel để cung cấp tài khoản truy cập nguồn học liệu này cho các giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà.
Lĩnh vực kết quả 5: Các hoạt động truyền thông của Chương trình
Năm 2019, Trường Đại học Vinh tiến hành các hoạt động truyền thông tập trung vào đối tượng là giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (HD22-2019). Kết hợp với các hoạt động bồi dưỡng GVPT cốt cán, Nhà trường đã sử dụng hiệu quả các trang mạng xã hội, website của Nhà trường, của Chương trình ETEP và các phương tiện truyền thông đại chúng khác để thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông.
Lĩnh vực kết quả 6: Quản lý, giám sát và đánh giá chương trình
Trường Đại học Vinh đã xây dựng 02 nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động quản lý (HD23-2019) và giám sát - đánh giá (HD24-2019).
Kết quả: Các hoạt động quản lý, giám sát, đánh giá Chương trình đảm bảo tiến độ và chất lượng của các hoạt động thuộc khuôn khổ Chương trình ETEP.